Chi tiết danh sách các loại thực phẩm có tính Axit và tính Kiềm

Việc cân bằng axit và kiềm trong dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính bản thân bạn và những người thân yêu của bạn. Tuy nhiên, trong thực tế hàng ngày thường thì chúng ta nạp vào cơ thể quá nhiều loại thực phẩm có tính axit. Và hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm mang tính kiềm. Vì vậy, trong bài viết chia sẻ ngày hôm nay, máy điện giải Nhật sẽ giúp  cho bạn có thể nắm rõ hơn về danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm. Để từ đó có thể giúp cho bạn cân bằng lại chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất và thực sự tốt cho cơ thể.

Lý do cần phân biệt danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm

Trong trạng thái cân bằng tự nhiên của cơ thể con người, độ pH nằm trong khoảng 6.5 đến 7.5. Với điều kiện như vậy, các quá trình trao đổi chất và phản ứng hóa học trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên thì vấn đề ở chỗ là, hàng ngày chúng ta thường ăn uống nhiều các loại thực phẩm có tính axit. Chính vì thế mà tính axit trong cơ thể sẽ tăng lên và đồng thời giảm đi tính kiềm.

Danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm
Danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm

Tiếp tục tìm hiểu về danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm. Như bạn cũng biết, môi trường axit là điều kiện lý tưởng để cho bệnh tật phát triển. Điển hình như là các loại bệnh: tiểu đường, gout, mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp, ung thư… Để giải quyết được tình trạng đó, cách tốt nhất là chúng ta cần giảm lượng thực phẩm mang tính axit nạp vào cơ thể đồng thời nên ăn uống tăng cường các nhóm thực phẩm giàu tính kiềm. Như vậy sẽ có tác dụng rất tích cực đến việc đưa độ pH của cơ thể về trạng thái cân bằng.

Xem thêm: Máy lọc nước ion kiềm Kangen LeveLuk Super 501

Phân loại các loại thực phẩm có tính axit và các loại thực phẩm có tính kiềm

Nhóm các loại thực phẩm có tính axit

Theo các nghiên cứu đã được công bố, hàng ngày chúng ta nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có tính axit chiếm đến hơn 80%. Bởi các loại thực phẩm mang tính axit đa số là hấp dẫn hơn các loại thực phẩm mang tính kiềm. Chính thói quen tiêu thụ đó, đã và đang giết chết chúng ta từng ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm có tính axit đều không tốt. Do vậy, việc chúng ta cần làm ở đây chính là biết và cân bằng nó sao cho tốt nhất đối với sức khỏe. Đối với các loại thực phẩm tính axit, chúng ta có thể chia là 3 loại:

Loại 1: Nhóm các loại thực phẩm có tính axit nhẹ

Đối với cơ thể, các loại thực phẩm có tính axit nhẹ là rất tốt. Các loại này có độ pH nằm trong khoảng 6.0 – 7.0 và sẽ rất phù hợp cho việc hỗ trợ trực tiếp cho quá trình tiêu hóa. Một số loại thực phẩm có tính axit nhẹ như: cơm gạo lứt, cá nước ngọt, sữa dừa, củ dền, hạt lanh…

Mot-so-loai-thuc-pham-co-tinh-axit-nhe
Danh sách một số loại thực phẩm có tính Axit nhẹ

Loại 2: Các loại thực phẩm có tính axit vừa phải

Hầu hết những loại thực phẩm quen thuộc và nạp vào cơ thể hàng này đều mang tính axit ở vào mức trung bình. Những loại thực phẩm này có độ pH trong khoảng 5.0 đến 6.0. Và đương nhiên là khi chúng ta ăn uống những loại thực phẩm này. Sẽ rất dễ đưa cơ thể chúng ta rơi vào tình trạng dư thừa axit. Kéo theo đó là gây ra các chứng như đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi, và trào ngược axit. Lúc này, chúng ta nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có tính kiềm nhẹ để cân bằng lại như: nho, dâu tây, dâu tằm hay một số loại quả mọng nước khác. Một số thực phẩm có tính axit vừa phải như lúa mì, trái cây, bắp nếp, sữa đậu nành…

Mot-so-loai-thuc-pham-co-tinh-axit-vua-phai
Một số loại thực phẩm có tính axit vừa phải

Loại 3: Nhóm các loại thực phẩm mang tính axit cao

Nhóm các loại thực phẩm có tính axit cao luôn là những loại thực phẩm được lên án. Cũng như đưa ra các khuyến cáo nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Điều đáng nói nữa ở đây, chính là những loại thực phẩm này luôn thơm ngon, bắt mắt và hương vị thơm ngon hơn. Khi sử dụng các loại thực phẩm này, sẽ gây ra tình trạng dư thừa quá nhiều axit. Làm rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày đồng thời cũng rất dễ gây ra ung thư.

Nhóm các loại thực phẩm có tính kiềm

Mot-so-loai-thuc-pham-co-tinh-kiem

Trong dinh dưỡng, định nghĩa về thực phẩm có tính kiềm chính là muốn nói tới tính kiềm do thức ăn tạo ra sau khi tiêu hóa. Hay có thể gọi đó là tro kiềm. Bên cạnh đó, cũng có nhiều chuyên gia đưa ra khái niệm thực phẩm có tính kiềm là những loại thức ăn tương đối giàu các nguyên tố tạo kiềm. Các nguyên tố tạo kiềm thường gặp bao gồm là:

Nguyên tố Sắt:

Nói đến thực phẩm giàu sắt nhất, không gì khác ngoài rau tươi. Rau tươi chính là nguồn cung cấp sắt rất tốt, điển hình là rau tía tô. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm khác như thịt gà, thịt heo, cá, sữa bò cũng góp phần bổ sung một lượng nhỏ hàm lượng sắt. Sắt cũng là chất cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Nguyên tố Canxi:

Canxi là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời cũng là chất chiềm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể chiếm tới 2% trọng lượng cơ thể ( người trưởng thành ). Các loại thực phẩm giàu Canxi có thể nói đến chính là sữa, dầu gan cá, cá, trứng, bơ và nấm thông.

Nguyên tố Magie:

Đối với Magie, nhóm các loại thực phẩm chiếm hàm lượng lớn nhất phải kể đến chính là bơ, các loại thuộc họ nhà đậu, socola đen. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước lọc giữ khoáng hoặc nước ion kiềm để bổ sung thêm nguyên tố kiềm này cho cơ thể.

Nguyên tố Natri và Kali:

Một trong những yếu tố quyết định đến khả năng thích ứng với khí hậu và sự cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể chính là ăn những loại thực phẩm có chứa Natri và Kali. Còn về tác dụng của hai nguyên tố này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn ở một bài viết chuyên sâu khác.

Trên đây là toàn bộ danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm để các bạn tìm hiểu và tham khảo thêm cũng như giúp cho các bạn thấy được sự cần thiết của việc cân bằng độ pH trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng nguồn nước được tạo ra từ máy điện giải ion kiềm giàu Hydro để bổ sung thêm lượng kiềm tự nhiên cho cơ cũng như giúp nuôi dưỡng sức khỏe từ sâu bên trong.

Có thể bạn chưa biết: Nước ion kiềm là gì ?

Tóm lại, khuyến cáo duy nhất mà Máy Điện Giải Chất muốn gửi đến cho các bạn qua bài viết này chính là “ hãy đừng để lượng thức ăn mang tính axit nạp vào cơ thể bạn hàng ngày nhiều hơn lượng thức ăn mang tính kiềm” nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt.

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời